0263 3880 313

Phòng bệnh Sốt xuất huyết trong bối cảnh dịch COVID 19

Phòng bệnh Sốt xuất huyết trong bối cảnh dịch COVID 19

Đăng bởi admin 21/09/2022

    Theo Bộ Y tế dịch bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng mạnh ở nhiều tỉnh, thành phố và sớm hơn năm 2021 do điều kiện thời tiết thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển.
    Sốt xuất huyết là bệnh do siêu vi trùng Dengue gây ra. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính và lây lan chủ yếu do muỗi vằn hút máu từ người mắc bệnh truyền sang người lành.
    Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường đẻ trứng vào những dụng cụ chứa nước sạch trong nhà và khu vực quanh nhà như: bể, thùng, lu, vại chứa nước sạch; chai lọ, lọ hoa, thùng bỏ không, rác thải, lốp xe hỏng có chứa nước đọng. Bệnh sốt xuất huyết Dengue thường bắt đầu với triệu chứng sốt cao đột ngột, kéo dài liên tục từ 02-07 ngày, kèm theo nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, da xung huyết, có thể có chấm xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam. Có trường hợp diễn tiến nặng hơn, bệnh nhân vật vã, li bì, lừ đừ, đau bụng, nôn nhiều, xuất huyết niêm mạc, tiểu ít.
    Trường hợp nặng, bệnh nhân bị sốc, hoặc xuất huyết nặng, suy tạng, có thể dẫn tới tử vong. Ngoài ra, bệnh sốt xuất huyết có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh sốt vi rút thông thường nên nhiều người dân có tâm lý chủ quan, không tới các cơ sở y tế khám bệnh, dẫn tới tình trạng bệnh nặng và biến chứng thành xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa, có nguy cơ tử vong.
    1.Phân biệt sốt xuất huyết và Covid-19
    Sốt xuất huyết và Covid-19 đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch do virus. Hai bệnh tuy triệu chứng ban đầu giống nhau nhưng có những điểm đặc trưng riêng về yếu tố dịch tễ, đường lây truyền cũng như bệnh cảnh.
    Sốt xuất huyết và Covid-19 đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch do virus gây ra với các biểu hiện ban đầu giống nhau, có thể gây nhầm lẫn như: biểu hiện sốt, đau đầu, đau mỏi người. Tuy nhiên, đây là hai bệnh có yếu tố dịch tễ và đường lây truyền cũng như bệnh cảnh hoàn toàn khác nhau.
    Covid-19 lây qua đường hô hấp do tiếp xúc giọt bắn, còn sốt xuất huyết lây qua đường máu do muỗi truyền.
    Ngoài ra sốt xuất huyết điển hình có biểu hiện da xung huyết, mặt và củng mạc mắt đỏ, nặng hơn có xuất huyết hoặc dẫn đến sốc do máu bị cô đặc.
    Đối với bệnh nhân mắc Covid-19 thì ngoài yếu tố dịch tễ có tiếp xúc với người mắc Covid-19 thì còn có biểu hiện viêm đường hô hấp như ho, khó thở, mất ngửi, giảm thính giác… nặng sẽ có biểu hiện viêm phổi và suy hô hấp.
    Dịch như sốt xuất huyết không lây trực tiếp từ người sang người như Covid-19 mà lây qua vector (vật trung gian). Do vậy, khi người dân chủ động tiêu diệt và giảm mật độ vector xuống thì khả năng lây lan sẽ ít hơn.
    Đa số bệnh nhân sốt xuất huyết thường tự khỏi trong vòng 7 ngày, tuy nhiên khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ gây tử vong. Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lan rộng thì các triệu chứng của sốt xuất huyết cần hết sức lưu ý vì có một số triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với Covid-19 như: sốt, đau mỏi cơ.
    WHO nhận định thế giới vẫn đang trong đại dịch.Đồng thời, cảnh báo biến chủng mới làm dịch bệnh phức tạp và gia tăng trở lại.Omicron hiện là biến thể phổ biến nhưng chưa phải là biến thể cuối cùng.
    2.Phòng chống sốt xuất huyết mùa dịch covid-19: tránh dịch chồng dịch
    Những ổ dịch sốt xuất huyết xuất hiện giữa lúc dịch Covid-19 là mối nguy cơ dịch chồng dịch, do vậy, cần có những biện pháp phòng chống, kịp thời.
    Bộ Y tế dự báo số ca COVID-19 và ca mắc sốt xuất huyết thời gian tới có thể tiếp tục tăng và có thể bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn tiến phức tạp như hiện nay, nhiều người khi thấy mình có biểu hiện sốt, mệt mỏi lại nhầm tưởng nghi ngờ có khả năng bị nhiễm Covid-19 mà quên đi bệnh sốt xuất huyết vẫn còn và đang chờ cơ hội bùng phát thành dịch.
    Bênh cạnh đó, nhiều người dân vẫn còn tâm lý sợ dịch bệnh Covid-19 nên hạn chế đến bệnh viện thăm khám dù đã có triệu chứng, hay do tâm lý chủ quan, xem nhẹ bệnh
    Để chủ động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, nhất là tại thời điểm dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, vì sức khỏe của chính bản thân và sức khỏe của cả cộng đồng, mỗi người trong chúng ta cần nâng cao ý thức, thực hiện các biện pháp phòng tránh như:
    Mỗi ngày dành 10-15 phút để dọn dẹp vệ sinh nơi ở, nơi làm việc. Từ trong nhà đến xung quanh cần được thu dọn ngăn nắp, không để các vật chứa đọng nước như xô, lọ, chai… làm nơi đẻ trứng của muỗi và phát sinh lăng quăng
    Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng, thay rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thường xuyên thay nước bình bông, chén nước kê chân tủ đựng thức ăn 3 ngày một lần, loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…;
    Bình hoa, chậu cây kiểng cần thay nước định kỳ mỗi tuần 1 lần. Đậy kín lu, chậu, phuy chứa nước khi không dùng đến. Đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt có thể thả cá để diệt lăng quăng. Sử dụng bình xịt, nhang muỗi, kem xua muỗi, mặc áo dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày.
    Người dân cần chủ động ngủ màn, mặc quần áo dài tay phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Đặc biệt, khi bản thân, người nhà xuất hiện các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết thì cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị đúng phác đồ, không tự ý điều trị tại nhà.
    Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất nặng nề đến mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có những hoạt động phòng chống dịch bệnh lưu hành như SXHD. Bước sang giai đoạn thích ứng an toàn linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, các hoạt động thường xuyên khác trong có hoạt động phòng chống dịch bệnh SXHD và tiêm vác xin phòng COVID 19cần triển khai mạnh mẽ và quyết liệt nhằm ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch ngay từ bây giờ.
    Bộ Y tế khuyến cáo người dân, đặc biệt là những nhóm có nguy cơ cần tiêm đúng lịch, đủ liều các mũi vắc xin phòng COVID-19 nhắc lại theo khuyến cáo để có thể tăng cường miễn dịch chống lại các biến thể mới của dịch bệnh.thực hiện nghiêm công thứcV2K(Vác xin + Khẩu trang , khử khuẩn) + thuốc + điều trị+ công nghệ+ Ý thức người dân.
    Theo các chuyên gia y tế, dù các loại vắc xin khác nhau, có hiệu lực bảo vệ khác nhau, nhưng đều giúp giảm tỉ lệ bệnh nặng, ca tử vong. Khi so sánh giữa người đã mắc và tiêm hoặc không tiêm sau khi mắc thì kháng thể và thời gian bảo vệ của người mắc bệnh và tiêm sau mắc sẽ lâu hơn

    Tin gần đây