0263 3880 313

Bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ

Đăng bởi admin 18/08/2022

    Bệnh đậu mùa khỉ

    Đậu mùa khỉ là một bệnh do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. Đây là bệnh lây nhiễm từ động vậtdo vi rút gây ra, có nghĩa là bệnh có thể lây lan từ động vật sang người. Bệnh cũng có thể lây truyền giữa người với người.Bệnh này được gọi là bệnh đậu mùa khỉ vì bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở những đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu vào năm 1958. Sau đó bệnh mới được phát hiện ở người vào năm 1970.

    Hầu hết những người nhiễm bệnh đều hồi phục sau vài tuần, tỷ lệ tử vong không cao. Tuy vậy, các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh diễn tiến nặng, khả năng tử vong cao bao gồm: người mắc bệnh có tiếp xúc lâu dài với vi-rút, trẻ em, người có hệ miễn dịch kém…

    1.Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ là gì?

    *Thời gian ủ bệnh

    Nếu một người không may mắc bệnh đậu mùa khỉ thì thời gian ủ bệnh và phát hiện triệu chứng là bao lâu? Thông thường sau khi nhiễm vi-rút gây nên bệnh đậu mùa khỉ thì thời gian ủ bệnh có thể từ 5 – 21 ngày, tức là sau thời gian đó các triệu chứng đầu tiên của bệnh mới bắt đầu xuất hiện.Một số trường hợp, thời gian ủ bệnh kéo dài trong khoảng từ 7 – 14 ngày.

    Thời gian ủ bệnh của bệnh đậu mùa khỉ thường từ 6 đến 13 ngày, nhưng cũng có thể từ 5 đến 21 ngày. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), triệu chứng phát ban liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ liên quan đến mụn nước hoặc mụn mủ nằm sâu, chắc hoặc cứng, các tổn thương có thể lõm xuống hoặc tụ lại và tiến triển thành vảy theo thời gian.

    *Triệu chứng cảu bệnh Đậu mùa khỉ:

    Triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, giảm năng lượng, sưng hạch và phát ban hoặc tổn thương da. Ban thường bắt đầu với 1 đến 3 ngày khởi sốt.

    Sau khi có biểu hiện sốt, người bị bệnh đậu mùa khỉ có thể bị phát ban sau đó từ 1 – 3 ngày. Các dấu phát ban có thể xuất hiện ở:

    Trên khắp gương mặt (95% bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ đều phát ban trên mặt); lòng bàn tay, bàn chân (tỷ lệ phát ban ở lòng bàn tay, bàn chân cũng tương đối cao, lên đến khoảng 75%); miệng; mắt (bao gồm cả giác mạc và kết mạc); cơ quan sinh dục.

    Triệu chứng điển hình thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần và tự biến mất mà không cần điều trị.Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tự mất đi trong vòng vài tuần. . Trẻ sơ sinh, trẻ em và người có bệnh nền là suy giảm miễn dịch có thể cónguy cơ gặp triệu chứng nghiêm trọng hơn và tử vong do bệnh đậu mùa khỉ.

    2.Đường lây truyền:

    Các nhà khoa học cho biết, căn bệnh này khó lây lan hơn so với dịch COVID-19. Tuy nhiên, bệnh đậu mùa khỉ vẫn có thể trở thành mối đe dọa sức khỏe toàn cầu nếu không có vaccine phòng ngừa kịp thời.

    Bệnh thường diễn tiến nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc những người bị suy giảm miễn dịch do các tình trạng sức khỏe khác.

    Theo WHO, bệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ người này sang người khác khi tiếp xúc gần với tổn thương, dịch cơ thể, giọt bắn đường hô hấp và các bề mặt bị nhiễm virus như chăn, ga, gối, đệm… từ người bệnh.

    Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây trực tiếp khi tiếp xúc với máu, chất lỏng trong cơ thể, giọt bắn đường hô hấp, vết thương trên da hoặc niêm mạc của người bệnh (hoặc của động vật mắc bệnh).

    Vết loét, tổn thương hoặc chỗ đau trong miệng cũng có nguy cơ làm lây nhiễm, nghĩa là vi rút có thể lây qua nước bọt. Do đó, người có tương tác gần gũi với người có nguy cơ làm lây nhiễm bao gồm cán bộ y tế, người nhà và bạn tình có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

    Ngoài ra, ăn thịt động vật bị nhiễm bệnh, tiếp xúc với các vật dụng của người bệnh (chăn ga gối nệm, khăn mặt, quần áo,…) hoặc tiếp xúc với các tổn thương da của người bệnh cũng có thể khiến một người bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. Vì thế, nếu sống chung với người đang mắc bệnh đậu mùa khỉ thì khả năng nhiễm bệnh thường khá cao. (3)

    Ngoài ra, căn bệnh này cũng có thể lây từ mẹ sang thai nhi và dẫn đến bệnh đậu mùa khỉ bẩm sinh. Trẻ sơ sinh tiếp xúc gần với mẹ trong quá trình sinh nở và sau khi sinh cũng có nguy cơ nhiễm bệnh cao nếu mẹ đang mắc bệnh.

    3.Điều trị:

    Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có phương pháp hay thuốc đặc trị cho bệnh đậu mùa khỉ.Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lo lắng bởi bệnh có thể thuyên giảm và tự khỏi mà không cần điều trị.Ở những người bệnh từng tiêm vaccine ngừa bệnh đậu mùa thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ.Tuy vậy, các triệu chứng bệnh thường nhẹ hơn, không diễn tiến nặng và ít nguy cơ để lại biến chứng, không cần can thiệp.

    4.Phòng bệnh đậu mùa khỉ

    Theo các chuyên gia y tế, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có phương pháp hay thuốc đặc trị cho bệnh đậu mùa khỉ.Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lo lắng bởi bệnh có thể thuyên giảm và tự khỏi mà không cần điều trị.

    Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), để phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ, người dân cần thực hiện các biện pháp: Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa, tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.Tránh tiếp xúc với động vật có nguy cơ nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ (động vật bị bệnh, động vật chết ở những khu vực xảy ra bệnh đậu mùa khỉ, động vật nghi ngờ nhiễm bệnh,…).

    Thực hiện ăn chín, uống sôi. Chỉ ăn các loài động vật rõ nguồn gốc xuất xứ, đã qua kiểm định.

    Tránh tiếp xúc với người có nguy cơ mắc bệnh.Không chạm vào các vật dụng của người có nguy cơ nhiễm bệnh.

    Cách ly người có triệu chứng bệnh/có nguy cơ nhiễm bệnh.

    Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường; che miệng khi ho, hắt hơi; người có các triệu chứng của trường hợp nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Người có các triệu chứng của trường hợp nghi ngờ cần chủ động tự cách ly và tránh quan hệ tình dục; người xác định mắc bệnh phải được cách ly y tế đến khi điều trị khỏi bệnh.

                                                                                    Nguyễn Văn Minh

                                                                                   Khoa YTCC- DD &ATTP

    Tin gần đây