0263 3880 313

Cách chăm sóc ‘hậu COVID-19’ để hồi phục sức khỏe cho người bệnh

Cách chăm sóc ‘hậu COVID-19’ để hồi phục sức khỏe cho người bệnh

Đăng bởi admin 18/08/2022

    Cách chăm sóc ‘hu COVID-19′ đ hi phc sc khe cho người bnh

    Hậu COVID-19 người bệnh còn đối diện nhiều vấn đề về sức khỏe cho nên cần phải sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý để phục hồi dần các chức năng cơ thể.Bởi vì, COVID-19 gây tổn thương không chỉ ở phổi mà còn nhiều cơ quan khác.

    Nhiều bệnh nhân mắc hội chứng hậu COVID-19 với các triệu chứng phổ biến là mệt mỏi, khó thở, giảm tập trung, rối loạn giấc ngủ thậm chí rối loạn nhận thức…Những triệu chứng này có thể là những triệu chứng mới khởi đầu sau khi hồi phục COVID-19 hoặc dai dẳng kéo dài từ khi mới nhiễm bệnh.

    1.Thế nào là hội chứng hậu COVID-19

    Vào đầu tháng 10/2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố định nghĩa chính thức đầu tiên về hội chứng hậu COVID-19.Theo đó, tình trạng hậu COVID-19 xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2.

    Tình trạng này có thể khiến sức khỏe con người bị suy giảm kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội của người bị mắc COVID-19. Họ bị ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và có thể gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội.

    Biểu hiện  thường gặp nhất: mệt mỏi kéo dài, đau đầu, đau cơ khớp, ho, khó thở, đặc biệt là khó thở khi vận động gắng sức, rụng tóc, mất mùi vị, giảm khả năng nhận thức, giảm tập trung, lú lẫn, hay các rối loạn tâm lý, như lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, đang khiến nhiều bệnh nhân dù đã khỏi COVID-19 vẫn không thể trở lại cuộc sống bình thường như trước đây

    2.Những biểu hiện của người bệnh ‘hậu COVID-19’

    Một số người có thể gặp phải một loạt các triệu chứng mới hoặc tiếp diễn có thể kéo dài hàng tuần hay hàng tháng kể từ lần đầu tiên bị nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19. Không giống như một số loại hội chứng hậu COVID khác có xu hướng chỉ xảy ra ở những người đã bị bệnh nặng, những triệu chứng này có thể xảy ra với bất kỳ ai đã bị COVID-19, ngay cả khi bị bệnh nhẹ, hoặc không có triệu chứng ban đầu. 

    Mặc dù hầu hết những người mắc COVID-19 trở nên khỏe hơn chỉ trong vòng vài tuần kể từ khi nhiễm bệnh, tuy vậy, có một số người lại gặp phải các tình trạng hậu COVID-19. Tác hại sau khi mắc COVID-19 là một loạt các vấn đề về sức khỏe mới, đang tái phát hoặc đang diễn ra mà  người bệnh có thể gặp phải trong khoảng bốn tuần trở lên sau lần đầu tiên bị lây nhiễm SARS-CoV-2 gây ra bệnh COVID-19. 

    Thậm chí những người bị nhiễm SARS-CoV-2 không có các triệu chứng của bệnh COVID-19 trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần sau khi bị lây nhiễm có thể xuất hiện các bệnh sau khi mắc COVID-19.

    Các bệnh sau khi mắc COVID-19 có thể được biết đến như: Di chứng COVID, hội chứng COVID kéo dài, COVID-19 hậu cấp tính hoặc tác động lâu dài của COVID hoặc COVID mãn tính. 

    Đó là các triệu chứng khác nhau như có thể còn sốt nhẹ, khó thở nhẹ hoặc hụt hơi, mệt mỏi hay chóng mặt, ho, đau đầu, tức ngực, tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực, có thể đau cơ, khớp. Hoặc có trường hợp xuất hiện rối loạn tiêu hóa (ăn không ngon miệng, chán ăn, đau dạ dày, tiêu chảy…), rối loạn vị giác hoặc khứu giác. 

    Ở da có thể thấy hiện tượng phát ban.Về thần kinh có thể xuất hiện rối loạn giấc ngủ hoặc khó tập trung tư tưởng, hoặc thay đổi tâm trạng.

    Một số người khỏi bệnh sau khi mắc COVID-19 nghiêm trọng có thể gặp phải các ảnh hưởng xấu tới đa cơ quan hoặc bệnh tự miễn dịch trong một thời gian dài kèm theo các triệu chứng kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng. 

    Ngoài ra, mặc dù rất hiếm nhưng một số người (chủ yếu là trẻ em) gặp phải hội chứng viêm đa hệ thống (là tình trạng các bộ phận khác nhau của cơ thể có thể bị viêm) trong hoặc ngay sau khi nhiễm COVID-19.

    Sau khi khỏi Covid-19, nếu vẫn gặp tính trạng khó thở, mệt mỏi dai dẳng, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được  khám sàng lọc hậu Covid-19 và được tư vấn điều trị kịp thời từ bác sĩ.

    Ở trẻ em và trẻ vị thành niên, hậu Covid-19 thường xuất hiện triệu chứng chủ yếu trên cơ quan thần kinh như mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, rối loạn vị giác, khứu giác… Trẻ cũng có thể có các biểu hiện rối loạn cảm xúc, trầm cảm, kém tập trung, giảm trí nhớ, khó khăn trong học tập.cảm thấy mệt mỏi, vận động chậm chạp, hạn chế tiếp xúc xã hội, nét mặt buồn bã, đơn điệuMột số trẻ thay đổi trong ăn uống và giấc ngủ, có thể đột nhiên ăn nhiều hoặc chán ăn, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.

    3.Chăm sóc sức khỏe người bệnh hậu COVID-19 :

    Sau khi bị bệnh COVID-19, người bệnh cần được tiếp tục hỗ trợ hoặc người bệnh cố gắng tự phục vụ mình (nếu có thể) trong sinh hoạt, ăn uống và tập luyện, điều đó là vô cùng cần thiết và rất quan trọng giúp cho người bệnh hậu COVID-19 quá trình phục hồi sức khỏe tốt hơn, nhanh hơn.

    Trước hết, người đã khỏi bệnh cần thực hiện một số biện pháp (tự làm hoặc có người hỗ trợ) duy trì thời gian ngủ nghỉ hợp lý, chủ yếu ngủ nhiều vào ban đêm, hạn chế ngủ nhiều vào ban ngày để thực hiện các công việc phục hồi sức khỏe khác như vận động nhẹ nhàng ( đi bộ chậm, tập thể dục nhẹ, đạp xe đạp rất chậm (nếu có thể), tập dưỡng sinh…). 

    Tập thở (hít vào, thở ra chậm, hít sâu dần dần và thở ra nhẹ nhàng không vội vã và nhịp độ tăng lên từng ngày). Bên cạnh đó cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 30 phút/ngày (có thể vào buổi sáng sớm hoặc nắng chiều, chia thành 3-4 lần, mỗi lần 5-10 phút là vừa), việc làm này sẽ giúp cho điều hòa nhịp sinh học của cơ thể. 

    Ngay cả khi đã phục hồi và âm tính với SARS-CoV-2, người bệnh vẫn nên chú ý tuân thủ thật nghiêm túc theo tư vấn của bác sỹ trước khi xuất viện về nhà (ví dụ, cần phải thường xuyên đeo khẩu trang, vất khẩu trang dúng nơi quy định, giữ khoảng cách tiếp xúc với mọi thành viên trong gia đình, rửa tay thường xuyên với xà phòng với nước sạch…) đề phòng bệnh cho các thành viên khác trong gia đình và cộng đồng.

    4.Chế độ dinh dưỡng hậu Covid

    Trong giai đoạn đầu mới xuất viện, nên chia bữa ăn thành 3-5 bữa mỗi ngày tùy theo sức ăn của người bệnh và kết hợp đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn (tùy theo điều kiện từng gia đình), nên ăn nhiều rau, uống đủ lượng nước hàng ngày, ngoài ra nên uống thêm nước ép trái cây, uống thêm sữa (nếu người có bệnh đái đường nên uống loại sữa không đường, không ăn các loại bánh kẹo, nước giải khát có đường). 

    Để bổ sung các loại vi chất do tổn hại của bệnh COVID-19  nên ăn các loại thực phẩm có nhiều vi chất như tôm, cua, cá. Để bổ sung kali nên ăn thêm chuối chín, bổ sung kẽm nên ăn hàu, sò, cá…

    Người sau khỏi bệnh COVID-19 nên lưu ý rằng nếu biết kết hợp hài hòa giữa dinh dưỡng và tập dưỡng sinh chắc chắn sẽ mau chóng hồi phục sức khỏe.

    Nguyễn Văn Minh

    Khoa YTCC – DD& ATTP

    Tin gần đây